Tổ chức Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức

Hiến pháp Đức quy định về chế độ dân chủ đại nghị của nước Đức. Nước Đức chia ra làm 3 hệ thống: hành pháp, lập pháp, tư pháp. Hành pháp do lập pháp kiểm soát để đồng bộ, vì đây là 2 ngành thường xuyên điều hành đất nước, một ngành tư pháp độc lập, để kiểm soát 2 ngành kia. Đức chỉ có 1 ngành quyền lực chuyên để kiểm soát, tránh việc cả ba ngành quyền lực cùng kiểm soát nhau gây khó khăn khi vận hành cơ cấu quốc gia (như ở các nước theo chế độ tổng thống, quốc hội và tổng thống có thể chống nhau dẫn tới tê liệt chính quyền chẳng hạn).

Ngành hành pháp do Tổng thống là người đứng đầu, là nguyên thủ quốc gia. Thủ tướng là người điều hành chính phủ.

Ngành lập pháp được đại diện bởi Bundestag (hạ viện) được bầu cử phổ thông, trực tiếp, phiếu kín. Với các bang của nước Đức được đại diện bởi Bundesrat (thượng viện).

Ngành tư pháp do Tòa án Hiến pháp Liên bang đứng đầu, giám sát tính hợp hiến và luật.

Luật cơ bản Đức 1949 đã có sự tách biệt rõ đâu là quyền (Rechte) và đâu là nghĩa vụ (Pflichte) cơ bản của công dân. Ưu điểm quy định này là bất cứ ai khi đọc luật cơ bản cũng có thể hiểu được điều gì được phép làm (quyền) và những gì bắt buộc phải làm (nghĩa vụ).[2]